Pheretima peguana (Rosa, 1890)

 

Perichaeta peguana Rosa, 1890: Ann. Mus. Civ. Sto. Nat. Genova., 30: p. 113.


Typ: Bảo tàng Genoa, Italia.

Nơi thu typ:  Rangoon, Myanmar.

Synonym: Metaphire peguana – Sims và Easton, 1972.

Đặc điểm chẩn loại: Kích thước trung bình. Môi kiểu epi. Đai kín đủ. Lỗ lưng đầu tiên 12/13. Có 3 đôi túi nhận tinh 6/7 – 8/9, ở vị trí bên bụng. Hai đôi nhú phụ sinh dục lớn, hình tròn, ở 17/18 và 18/19, thẳng hàng với lỗ sinh dục đực. Có buồng giao phối. Manh tràng đơn giản, ở xxvii. Vách 8/9/10 tiêu biến.

Phân bố:

            - Việt Nam: CÀ MAU: Rừng U Minh, H. Năm Căn (Thái, 1987); KIÊN GIANG: đảo Phú Quốc (Thái và ctv, 2000); BÌNH ĐỊNH (Nguyễn và Trần, 2008); TIỀN GIANG: H. Cai Lậy (Nguyễn và ctv, 2010).

            - Thế giới: là loài phân bố phổ biến ở nhiều nơi: Thái Lan ( Gates, 1939), Myanmar (Gates, 1972), Singapore (Shen và Yeo, 2005), Nhật (Easton, 1980), Campuchia (Thái và Đỗ, 1993), Malaysia, Indonesia (Blakemore, 2002),…

 

Nhận xét: Theo Blakemore (2002), Pheretima saigonensis Omodeo, 1956 là tên đồng vật của Pheretima peguana (Rosa, 1890) nhưng theo Thái Trần Bái (2000) cho rằng chúng là tên đồng vật của Pheretima bahli Gates, 1945. Tuy hình thái vùng đực của Pheretima saigonensis giống với Pheretima peguana nhưng khoảng cách giữa hai nhú đực và giữa các đôi túi nhận tinh về phía bụng của Pheretima saigonensis lại tương đồng với Pheretima bahli và đây cũng chính là điểm cơ bản để phân biệt giữa hai loài Pheretima bahli với Pheretima peguana.